Ngày 19/02/2025, Quốc hội đã thông qua dự án Đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng (LHH) với tổng vốn đầu tư là 203,2 nghìn tỷ đồng. Kết nối với Trung Quốc, tuyến đường sắt này sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại trong nước và quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc, tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế – xã hội. Dự án dự kiến khởi công xây dựng vào cuối năm 2025 và phấn đấu hoàn thành vào năm 2030.
• Đường sắt LHH được xây dựng theo tuyến đường thẳng nhất và ngắn nhất: Đường sắt LHH có tổng chiều dài khoảng 419 km (tuyến chính dài 391 km; tuyến nhánh dài 28 km), được thiết kế theo tuyến đường ngắn nhất đi qua địa phận 9 tỉnh, thành phố gồm: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng (Hình 1). Đường sắt LHH có tốc độ thiết kế 160 km/h đối với tuyến chính, 120 km/h đối với đoạn qua khu vực đầu mối thành phố Hà Nội và 80 km/h đối với tuyến nhánh (tốc độ nhanh hơn so với các tuyến đường sắt hiện hữu với tốc độ từ 60 – 80 km/h). Ngoài ra, tuyến đường sắt này sẽ vận chuyển cả hàng hóa và hành khách, đồng thời kết nối với Trung Quốc từ biên giới ở tỉnh Lào Cai.
• Đường sắt LHH sẽ đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách và vận tải hàng hóa nội địa, liên vận quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc. Theo bộ Giao thông Vận tải, 9 tỉnh/thành phốmà Đường sắt LHH đi qua chiếm 20% dân số, 25,4% GRDP và 25% số lượng KCN trên toàn quốc. Nhu cầu vận tải trên hành lang kinh tế Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng bằng đường sắt được dự báo vào khoảng 25,6 triệu tấn hàng hóa và 18,6 triệu lượt hành khách vào năm 2050. Trong khi đó, đường sắt hiện hữu chỉ có thể đáp ứng 4,1 triệu tấn hàng hóa và 3,8 triệu lượt hành khách. Dự án Đường sắt LHH dự kiến sẽ đáp ứng nhu cầu còn thiếu, đặc biệt là hàng hóa liên vận, mở rộng giao thương đường sắt với Trung Quốc và kết nối với châu Âu.
• Dự án được đầu tư theo hình thức đầu tư công với 4 nguồn vốn đầu tư linh hoạt, bao gồm:(1) Ngân sách Nhà nước (Trung ương và địa phương); (2) Vay trong nước (trái phiếu Chínhphủ); (3) Vay nước ngoài (vay Chính phủ Trung Quốc) và (4) Các nguồn khác (ví dụ: tăng thuNgân sách Nhà nước và tiết kiệm chi).
• Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đường sắt LHH ước tính sẽ đóng góp thêm 0,16 điểm % vàotăng trưởng GDP mỗi năm trong giai đoạn 2025 – 2030. Bên cạnh tác động trực tiếp đếntăng trưởng GDP, dự án dự kiến sẽ có những tác động tích cực khác bao gồm:
– Tạo việc làm mới (90 nghìn việc làm trong quá trình xây dựng và 2.500 việc làm trong quá trình vận hành).
– Đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách, kết nối các thành phố/tỉnh.
– Mở rộng kết nối với Trung Quốc.
– Thúc đẩy phát triển đô thị và du lịch, đặc biệt là du lịch với Trung Quốc.
– Giảm chi phí logistics.
– Phát triển ngành xây dựng, ngành đường sắt, công nghiệp phụ trợ.
– Giảm tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường.
– Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, từ đó có thể giúp thu hút thêm FDI.
• Mức nợ công/GDP thấp mang lại dư địa lớn cho các biện pháp kích thích kinh tế trong trung hạn. Chúng tôi tin rằng đầu tư công là động lực chính cho nền kinh tế trong trung và dài hạn. Theo Bộ Tài chính, nợ công của Việt Nam ước tính vào khoảng 36%-37% GDP năm 2024, thấp hơn đáng kể so với mức trần 60% theo quy định của Quốc hội. Mức nợ công thấp mang lại dư địa dồi dào cho các gói kích thích tài khóa trong trung hạn.