Sự kiện: KQKD Q4/2024 và triển vọng
Trong năm 2024, thị phần của VTP ở mảng giao nhận mở rộng lên 13,8% từ mức 11,8% trong năm 2023, với doanh thu HĐKD cốt lõi tăng trưởng 42% đạt 9.814 tỷ đồng. EBITDA tăng trưởng 17% lên 583 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận thuần đi ngang so với năm 2023 đạt 383 tỷ đồng do chi phí khấu hao tăng và lợi nhuận HĐ tài chính giảm. Kết quả trên sát với dự báo của HSC.
Trong khi đó, VTP có bước tiến vượt bậc trong việc tham gia vào việc phát triển t sở hạ tầng logistic quốc gia, với công viên logistic Lạng Sơn là dự án quan trọng đầu tiên.
Tác động: Giữ nguyên dự báo lợi nhuận năm 2025-2026
HSC giữ nguyên dự báo lợi nhuận (thấp hơn bình quân dự báo thị trường), cho thấy lợi nhuận thuần và EBITDA tăng lần lượt 25%/36% và 49%/47%. Dự báo lần đầu cho năm 2027 cho thấy lợi nhuận thuần và EBITDA tăng trưởng lần lượt 33% và 31%. Khi đó, lợi nhuận thuần và EBITDA sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR 3 năm ở mức 31% và 42% trong giai đoạn 2024-2027.
Đóng góp của công viên logistic Lạng Sơn vào tổng lợi nhuận thuần sẽ tăng lên 10% trong năm 2027, từ mức 3% trong năm 2025. Lưu ý rằng chúng tôi chưa phản ánh các dự án VTP có thể sẽ triển khai bao gồm các công viên logistic khác, cửa khẩu thông minh và cảng hàng hóa hàng không vào mô hình dự báo lợi nhuận.
Định giá và khuyến nghị
Sau khi giá cổ phiếu tăng 24% trong 3 tháng qua và tăng 127% trong 1 năm qua, VTP đang giao dịch với EV/EBITDAđ.c dự phóng 1 năm là 25,0 lần, cao hơn 2,0 độ lệch chuẩn so với bình quân từ năm 2019 ở mức 15,7 lần – sát với giá trị hợp lý nhất. Tuy nhiên, nhờ triển vọng lợi nhuận tích cực, bất kỳ đợt giảm giá nào cũng đều mang lại cơ hội tích lũy cổ phiếu.