KỊCH BẢN NÀO CHO CHÍNH SÁCH THUẾ QUAN DONALD TRUMP 2.0 VỚI VIỆT NAM?
Chính sách thuế có thể sẽ tập trung nhắm vào Trung Quốc và các mặt hàng nhập khẩu cạnh tranh trực
tiếp với ngành sả n xuất của Mỹ.
Nếu như đề xuất áp thuế mới được thực hiện, theo ước tính của Bloomberg, mức thuế trung bình có thể tăng lên mức 20%, giúp tăng thu ngân sách nhưng lại gián tiếp khiến GDP của Mỹ giảm 1.3% và cùng với đó là áp lực lạm phát gia tăng, gây rủi ro cho nền kinh tế Mỹ, vốn vừa mới bước ra khỏi giai đoạn bất ổn.
Trong hơn 10 năm qua, Mỹ vẫn chủ động theo đuổi định hướng “xoay trục sang Châu Á Thái Bình Dương” và duy trì quan hệ tốt đẹp với các nước đồ ng minh, đặc biệt là Hàn Quốc và Đài Loan – 2 trong số 3 nước có các doanh nghiệp FDI lớn đầu tư vào Việt Nam, hiện đang dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ (sẽ được phân tích kỹ hơn ở phần dưới của báo cáo). Bên cạnh đó, Việt Nam cũng mới thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ từ cuối 2023.
Từ những luận điểm này, mặc dù không loại trừ được khả năng Việt Nam sẽ nằm trong nhóm các nước bị áp thuế 10-20%, khi hiện đang xếp thứ ba trong số các quốc gia mà Mỹ ghi nhận có thâm hụt thương mại lớn nhất, nhưng chúng tôi cho rằng xác xuất Trump áp đặt một chính sách thuế nghiêm ngặt và toàn diện với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam là không cao. Thay vào đó chính sách thuế của Mỹ nhìn chung sẽ có tính “linh hoạt” hơn, chủ yếu tập trung nhắm vào việc kìm hãm tăng trưởng của Trung Quốc và các mặt hàng nhập khẩu cạnh tranh trực tiếp với ngành sản xuất của Mỹ
NHÌN LẠI CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI 2018
Việt Nam là một trong các quốc gia hưởng lợi trong chiến tranh thương mại 2018
Chiến tranh Thương mại (CTTM) Mỹ – Trung 2018 đã kích hoạt quá trình dịch chuyển chuỗi cung ứng sang Việt Nam. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ đã chứng kiến đà trưởng mạnh trong giai đoạn 2019 – 2022. Tuy nhiên, hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, chiếm hơn 35% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, cũng ghi nhận mức tăng trưởng cao, đặc biệt ở những mặt hàng có mức tăng trưởng tương ứng với tăng trưởng xuất khẩu sang Mỹ, bao gồ m Máy vi tính và linh kiện, Máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng khác, Chất dẻo, Sắt thép và Gỗ. Số vụ việc điều tra thương mại của Mỹ đối với Việt Nam trong giai đoạn này cũng đã gia tăng đáng kể
Tuy nhiên, tăng trưởng xuất khẩu sang Mỹ chủ yếu đến từ nhóm doanh nghiệp
FDI Trung bình, trong giai đoạn 2018 – 2022, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang Mỹ đạt khoảng 19% mỗi năm (biểu đồ 4), cao hơn đáng kể so với mức tăng 11% của tổng kim ngạch xuất khẩu. Đáng chú ý, 70% kim ngạch xuất khẩu là đến từ nhóm FDI. Riêng hai nhóm mặt hàng chủ lực là Máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; Máy móc, thiết bị dụng cụ và phụ tùng khác có mức tăng trưởng xuất khẩu sang Mỹ ấn tượng, trung bình đạt 50–60% mỗi năm (giai đoạn 2018 – 2022). Theo ước tính của chúng tôi, các mặt hàng này chủ yếu được sản xuất và xuất khẩu bởi các doanh nghiệp FDI đến từ Hàn Quốc (30–40%), Trung Quốc (20–30%), và Đài Loan (10–20%).