- Ngành cá tra T10/2024 tăng trưởng mạnh mẽ 18%, đạt 201 triệu USD nhờ sản lượng tăng trưởng 22% trong khi giá bán trung bình vẫn thấp hơn cùng kỳ 3%. Sản lượng xuất khẩu tăng trưởng nhờ thị trường Mỹ và Trung Quốc tăng mạnh lần lượt 63% và 26% YoY. Giá bán toàn ngành giảm nhẹ 3% YoY nhờ sự hồi phục giá tại thị trường Trung Quốc và EU.
- VHC tăng trưởng tích cực khi giá trị xuất khẩu T10/2024 của VHC bứt phá mạnh mẽ 79% YoY hơn kỳ vọng, trong khi ANV kém khả quan khi giá trị xuất khẩu vẫn thấp hơn cùng kỳ khi mức nền thấp sản lượng không còn. Tuy nhiên, biên gộp của VHC sẽ khó tăng cao QoQ khi giá cá nguyên liệu có xu hướng tăng trở lại và giá bán khó tăng cao khi nhu cầu mùa lễ hội giảm dần.
- Ngành tôm T10/2024 tăng trưởng mạnh mẽ 24% chủ yếu nhờ tôm khác (tôm hùm) tăng mạnh trong khi tôm thẻ tăng nhẹ 14% YoY và tôm sú giảm 2% YoY. Mức tăng trưởng mạnh mẽ của tôm thẻ do sản lượng tăng trưởng 17% trong khi giá bán vẫn thấp hơn cùng kỳ 3%.
- Biên gộp FMC khó tăng cao QoQ trong Q4/2024 khi giá tôm thẻ nguyên liệu tiếp tục tăng dần theo tháng và hiện nay cao hơn 19% YoY trong khi giá bán vẫn chưa tăng trưởng. Bên cạnh đó, khả năng thỏa thuận với người mua tăng giá bán gặp khó khăn khi nhu cầu tích trữ cho mùa lễ hội không còn nhiều và mức độ cạnh tranh giữa các nước còn cao.
Xuất khẩu cá tra T10/2024 tăng trưởng mạnh mẽ trở lại
Xuất khẩu cá tra T10/2024 tăng 18% YoY, đạt 201 triệu USD nhờ sản lượng tăng trưởng 22% trong khi giá bán trung bình toàn ngành vẫn thấp hơn cùng kỳ 3%. Sản lượng xuất khẩu tại thị trường Mỹ và Trung Quốc vẫn duy trì mức tăng trưởng 2 chữ số với mức tăng lần lượt 63% và 26% YoY. Sản lượng Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ khi nguồn cung cá rô phi tại thị trường Trung Quốc giảm do bão Yagi ảnh hưởng lên 20% nguồn cung cá rô phi tại đảo Hải Nam
Giá bán cá tra T10/2024 chỉ tăng trưởng tại thị trường Mỹ
Giá bán toàn ngành chỉ còn giảm 3% YoY nhờ sự hồi phục giá tại thị trường Trung Quốc và EU. Tuy nhiên, chỉ có giá bán tại Mỹ duy trì đà tăng trưởng 11% trong khi thị trường Trung Quốc và EU đều giảm lần lượt 14% và 9% YoY.
Giá cá nguyên liệu tăng dần do lượng hàng tồn kho giảm dần
Biên gộp của VHC trong Q4/2024 khó tăng mạnh so với quý trước khi (1) giá cá nguyên liệu có xu hướng tăng trở lại và (2) khả năng thỏa thuận tăng giá bán gặp khó khăn khi mùa lễ hội đi qua.
- Giá cá nguyên liệu T11/2024 đã tăng lên 28.000 đồng/kg sau khi duy trì ở mức 26.000-27.000 đồng/kg kể từ hồi tháng 4 do tồn kho cá tra nguyên liệu đã xuống mức thấp kỷ lục 14 nghìn tấn (-81% YoY).
- Với mức giá cá nguyên liệu tăng lên, VHC sẽ cố gắng thỏa thuận tăng giá bán để ổn định biên gộp. Tuy nhiên, giá bán sẽ khó tăng khi nhu cầu trữ hàng cho mùa lễ hội cũng giảm dần và mức độ cạnh tranh mạnh mẽ với cá Minh Thái Alaska Mỹ.
Giá trị xuất khẩu của VHC bứt phá mạnh mẽ trong khi ANV hụt hơi trước mức nền cao T10/2023
Đối với VHC, giá trị xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ 79% YoY nhờ sản lượng xuất khẩu tăng 73% YoY khi nhu cầu nhập khẩu tại Mỹ tăng cao đến từ việc duy trì giá bán cá tra thấp hơn các loại cá khác.
Đối với ANV, giá trị xuất khẩu T10/2024 đạt 10 triệu USD và duy trì ổn định kể từ tháng 6/2024. Tuy nhiên, mức nền cao năm ngoái đã làm giá trị xuất khẩu giảm 27% YoY với sản lượng giảm 22% YoY và giá bán giảm 6% YoY.
Ngành tôm tháng 10/2024 vẫn duy trì đà tăng trưởng nhờ sản lượng
Giá trị xuất khẩu toàn ngành tôm T10/2024 tăng 24% YoY, trong đó tôm thẻ tăng 14% YoY, tôm sú giảm 2% YoY. Mức tăng trưởng mạnh mẽ của tôm thẻ do sản lượng tăng trưởng 17% trong khi giá bán vẫn thấp hơn cùng kỳ 3%.
- Sản lượng tôm thẻ tăng trưởng chủ yếu do thị trường Mỹ tăng mạnh 42% YoY nhờ FMC đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ dẫn đến thị phần mảng tôm bột đông lạnh đã tăng trưởng mạnh mẽ (bảng 1). Trong khi đó, thị trường Nhật chỉ tăng nhẹ 4% YoY, 12% MoM do mức nền cao năm ngoái.
- Giá bán tôm thẻ T10/2024 của các thị trường vẫn thấp hơn cùng kỳ, tuy nhiên, giá bán tại thị trường Mỹ kỳ vọng tăng trưởng trong những tháng còn lại của năm 2024 nhờ mức nền thấp năm ngoái.
Biên gộp của FMC trong Q4/2024 dự kiến sẽ khó tăng cao QoQ khi giá tôm thẻ nguyên liệu tiếp tục tăng dần theo tháng và hiện nay cao hơn 19% YoY trong khi giá bán vẫn chưa tăng trưởng. Bên cạnh đó, khả năng thỏa thuận với người mua tăng giá bán gặp khó khăn khi nhu cầu tích trữ cho mùa lễ hội không còn nhiều và mức độ cạnh tranh giữa các nước còn cao.