Ngày 30/11/2024, Quốc hội đã thông qua Luật Điện lực sửa đổi (LĐLSĐ), có hiệu lực từ ngày 01 102/2025. Việc thông qua này rất quan trọng nhằm đảm bảo phát triển ngành điện phù hợp với các mục tiêu quốc gia và đảm bảo an ninh năng lượng. Mặc dù bản chính thức chưa được công bố, chúng tôi dựa trên bản dự thảo mới nhất, với các thay đổi chính như sau:
1) Luật hóa cơ chế giá điện bán lẻ điện 2 thành phần:
LĐLSĐ thiết lập nền tảng pháp lý cho giá bán lẻ điện 2 thành phần, gồm giả công suất (kW) và giả điện năng (kWh), giúp phản ánh chính xác hơn chi phí sản xuất điện và giảm trợ cấp. Cơ chế này dự kiến sẽ hỗ trợ tăng giá bán lẻ điện, giảm lỗ lũy kế của EVN và gián tiếp có lợi cho tất cả các nhà máy điện. Tháng 11/2024, EVN đã trình báo cáo về giá bán lẻ điện hai thành phần lên Bộ Công Thương (BCT), đề xuất một chương trình thí điểm, áp dụng cho nhóm khách hàng tham gia Hợp đồng Mua điện Trực tiếp (DPPA).
2) Cơ chế giá cho năng lượng tái tạo, có lợi cho các cổ phiếu như REE, PC1, HDG, TV2 và GEX:
Luật hóa hợp đồng tương lai theo cơ chế DPPA và quy định mức phí dịch vụ do BCT công bố. Chúng tôi kỳ vọng mức phí này sẽ được công bố trong nửa đầu năm 2025, giúp cơ chế DPPA đi vào thực tế. Ngoài ra, LĐLSĐ trao quyền cho chính phủ xác định cơ chế giá mới cho năng lượng tái tạo, dự kiến là cơ chế giá trần và sẽ được triển khai trong nửa cuối năm 2025.
3) Cơ chế sản lượng hợp đồng tối thiểu cho LNG, có lợi cho POW, GAS, & PVS:
LĐLSĐ đặt ra khung pháp lý cho cơ chế sản lượng hợp đồng tối thiểu cho các nhà máy điện khí và LNG. Đồng thời, ưu tiên phát triển điện khi sử dụng khí nội địa, đồng nghĩa với việc huy động cao từ mỏ khí Lô B. Luật nhấn mạnh phát triển tập trung cơ sở hạ tầng cảng LNG và hệ thống đường ống để tối ưu hóa chi phí, có thể ưu tiên cho cảng LNG Thị Vải và hệ thống đường ống hiện có, mang lại lợi ích cho GAS.
4) Khung pháp lý cho điện gió ngoài khơi, có lợi cho PVS, POW và REE:
– LĐLSĐ thiết lập cơ chế sản lượng hợp đồng tối thiểu, đảm bảo các gói tài trợ và tỷ suất sinh lời đủ hấp dẫn.
– Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước được giao thực hiện khảo sát, các trường hợp khác (bao gồm tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài) phải được Chính phủ phê duyệt.
– Sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài: Cho phép nhà đầu tư nước ngoài góp vốn và chuyển nhượng cổ phần, phải được phê duyệt bởi Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các bộ ngành liên quan.
5) Thông qua việc tái khởi động nghiên cứu và phát triển điện hạt nhân: Điều này nhằm cung cấp nguồn năng lượng nền ổn định, chi phí cạnh tranh để đáp ứng tăng trưởng nhu cầu điện cao, sau khi tạm dừng từ năm 2016. Các công nghệ đang được xem xét bao gồm Lò phản ứng nước nhẹ thế hệ III+ (LWR) và Lò công suất nhỏ kiểu module (SMR).
6) Tư nhân hóa lưới điện truyền tải: LĐLSĐ nhấn mạnh việc tư nhân hóa các đường dây truyền tải từ 220kV và trở xuống nhằm thu hút đầu tư và đẩy nhanh phát triển. Điều này dự kiến sẽ mang lại lợi ích cho PC1.
Chúng tôi đánh giá việc thông qua LĐLSĐ là một bước tiến tích cực cho ngành điện Việt Nam. Bằng cách luật hóa và thiết lập khung pháp lý, luật này nhằm tự do hóa và tăng tính minh bạch trong ngành, qua đó khuyến khích và đẩy nhanh đầu tư. Sau LĐLSĐ, chúng tôi kỳ vọng hưởng dẫn DPPA, cơ chế giá mới cho năng lượng tái tạo và Quy hoạch Điện VIII sửa đổi sẽ được công bố vào năm 2025, giải quyết các nút thắt pháp lý và hiện thực hóa đầu tư vào ngành điện.
Điều này được kỳ vọng sẽ tích cực nhẹ cho các cổ phiếu ngành điện và PVS. Chúng tôi duy trì khuyến nghị MUA cho PVS với giá mục tiêu 48.800 đồng/cổ phiếu. Ngoài ra, chúng tôi khuyến nghị MUA cho PC1/QTP với giá mục tiêu lần lượt là 31.200/15.700 đồng/cổ phiếu; KHẢ QUAN cho GAS/REE/HDG/GEX/PPC với giá mục tiêu lần lượt là 77.300/72.300/31.000/24.400/13.300 đồng cổ phiếu; và PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG cho POW/NT2/TV2 với giá mục tiêu lần lượt là 12.600/19. 700/32.200 đồng/cổ phiếu.