Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động, Mỹ và Trung Quốc thực hiện các biện pháp hỗ trợ để ứng phó với thách thức. Tại Mỹ, FED đang cắt giảm lãi suất để cân bằng giữa kiểm soát lạm phát và thúc đẩy việc làm, nhưng hiện tại FED đang cho thấy sự ưu tiên nằm ở việc ổn định việc làm và tăng trưởng kinh tế. Còn ở phía Trung Quốc, chính phủ đang đẩy mạnh kích thích kinh tế bằng cách biện pháp như cắt giảm lãi suất, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và hỗ trợ tài khóa. Trung Quốc đang nỗ lực gia tăng nhu cầu nội địa và ổn định tăng trưởng.
Việc ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ và chính sách thuế thương mại sắp tới được dự báo có thể tạo thêm rủi ro đối với thương mại toàn cầu và sự dịch chuyển của dòng vốn đầu tư vào các ngành công nghệ cao nếu chuỗi cung ứng chuyển về Mỹ.
Hiện tại, kinh tế Việt Nam vẫn cho thấy những dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ với chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) và chỉ số PMI đều tăng trưởng, bất chấp tác động từ đợt thiên tai gần đây. Tuy nhiên, là một nền kinh tế có độ mở cao, Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với các rủi ro từ những biến động nêu trên.
Trong khi xuất khẩu và nhập khẩu tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, niềm tin kinh doanh giảm cho thấy các doanh nghiệp đang thận trọng trước bối cảnh toàn cầu không ổn định. Tuy nhiên, tiến độ đầu tư công chậm và nhu cầu tiêu dùng yếu vẫn đang những thách thức cần giải quyết.
Dự báo GDP của Việt Nam năm 2024 có thể đạt khoảng 7%, tạo nền tảng vững chắc cho tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong năm 2025.
Dự báo lạm phát cho cả năm dưới mức mục tiêu 4,5% của Chính phủ là một tín hiệu tích cực, giúp Việt Nam có thêm dư địa để điều hành chính sách ổn định kinh tế trong thời gian tới.