Trong báo cáo năng lượng tháng 12, EIA dự báo mức tiêu thụ dầu toàn cầu sẽ tăng 1,3 triệu thùng/ngày vào năm 2025, thấp hơn mức trung bình 10 năm trước đại dịch là 1,5 triệu thùng/ngày mỗi năm, cũng như thấp hơn mức tăng trưởng nhu cầu dầu trong quá trình phục hồi sau đại dịch từ năm 2021 đến năm 2023.
Ấn Độ đã vượt lên trở thành nguồn tăng trưởng hàng đầu về tiêu thụ dầu toàn cầu trong dự báo của EIA và chiếm 25% tổng mức tăng trưởng tiêu thụ dầu trên toàn cầu, kỳ vọng tăng mức tiêu thụ dầu tăng hơn 0,3 triệu thùng/ngày năm 2025. Tiêu thụ dầu của Trung Quốc sẽ tăng dưới 0,1 triệu thùng/ngày vào năm 2024 trước khi phục hồi lên gần 0,3 triệu thùng/ngày vào năm 2025. EIA cũng ước tính mức tiêu thụ dầu của OECD sẽ tương đối không đổi trong giai đoạn 2024 và 2025, với mức giảm nhẹ trong năm 2024 và tăng nhẹ vào năm 2025.
OPEC đã giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu năm 2025 trong tháng thứ năm liên tiếp trong báo cáo tháng 12, với mức cắt giảm lớn nhất từ trước đến nay do triển vọng tăng trưởng nhu cầu dầu của Trung Quốc suy yếu.
OPERA đã giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu năm 2025 xuống còn 1,45 triệu thùng/ngày từ mức 1,54 triệu thùng/ngày. Mặc dù chính phủ Trung Quốc gần đây đã công bố các biện pháp kích thích tiền tệ có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế và tiêu thụ dầu mỏ cao hơn vào năm 2025. Sau nhiều thập kỷ, Trung Quốc là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng tiêu thụ dầu Thế giới. Tuy nhiên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) gần đây dự báo lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc sẽ trên đà đạt đỉnh vào năm 2025, sớm hơn 5 năm so với dự báo trước đây, do kinh tế dự báo tăng trưởng thấp và sự chuyển dịch sang xe điện và xe tải LNG đang tăng tốc.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) trong báo cáo Thị trường dầu mỏ tháng 12 đã nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu trong năm 2025 lên 1,1 triệu thùng/ngày từ mức 990.000 thùng/ngày đã dự báo vào tháng trước, do kỳ vọng nhu cầu dầu cải thiện nhờ các biện pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc gần đây