ĐÁNH GIÁ: MUA
Chúng tôi khuyến nghị MUA và nâng giá mục tiêu lên 30.549 đồng/cp, tương ứng P/E 16x trong bối cảnh thị trường thịt heo tích duy trì tích cực trước thềm Tết nguyên đán và các doanh nghiệp chăn nuôi được hưởng lợi từ Luật chăn nuôi.
CẬP NHẬT KQKD:
Trong 9T/2024, DTT và LNST của BAF đạt lần lượt là 3.927 tỷ (tăng 8,2% yoy) và 215 tỷ (tăng 306% yoy). Trong đó, mảng nông sản có DTT và LNG giảm lần lượt là 39% và 44% yoy, mảng chăn nuôi có DTT và LNG tăng lần lượt là 146% và 99% yoy. Doanh nghiệp đã theo sát kế hoạch dịch chuyển mạnh sang mảng chăn nuôi.
Bên cạnh đó, tăng trưởng từ mảng chăn nuôi chủ yếu đến từ việc giá heo hơi tăng 12% yoy và giá ngũ cốc giảm khoảng 18% yoy, giúp cho doanh thu và biên lợi nhuận cùng gia tăng mạnh mẽ.
LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ
Cơ cấu chăn nuôi chuyển dần từ hộ nhỏ lẻ sang các doanh nghiệp lớn. Luật chăn nuôi sẽ chính thức có hiệu lực từ 2025, theo đó đẩy nhanh quá trình dịch chuyển thị phần từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ sang các doanh nghiệp lớn. Giá heo được dự báo sẽ tạo đỉnh ở cuối năm 2024 và bắt đầu điều chỉnh trong năm 2025. Chúng tôi kỳ vọng mặt bằng giá thịt heo sẽ ổn định vào mùa cao điểm cuối năm trước thềm Tết nguyên đán. Tuy nhiên, chúng tôi cũng quan sát thấy tốc độ tái đàn đã tăng dần trở lại, thể hiện qua lượng heo giống nhập khẩu bắt đầu tăng mạnh vào cuối quý 2 và quý 3. Giá heo duy trì ở mức cao trong khi chi phí nuôi giảm (giá ngũ cốc đang khá thấp) có vẻ như đã kích hoạt nguồn cung, và sẽ bắt đầu có tác động kể từ năm sau.
Động lực tăng trưởng dài hạn nhờ nỗ lực mở rộng đàn và tối ưu quy trình chăn nuôi. Cho đến nửa đầu năm 2025, BAF sẽ tiếp tục đưa vào hoạt động nhiều trang trại với tổng công suất gần 20.000 heo nái và 162.000 heo thịt. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng ký kết hợp tác với Tập đoàn Muyuan để triển khai nuôi heo trong trại 6 tầng, vận dụng kỹ thuật chăn nuôi hiện đại để nâng cao năng suất và giảm thiểu chi phí