KHUYẾN NGHỊ: MUA – GMT: 37.400 VNĐ/CP
ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƯ:
Tập trung vào chất lượng tín dụng, kỳ vọng tăng trưởng bền vững 15- 17% trong giai đoạn 2025-2027: ACB là một trong những ngân hàng có tín dụng tăng trưởng tương đôi bền vững, giải ngân đều trong các tháng hơn là tập trung dồn vào cuối các quý. Tín dụng có phần chậm lại trong quý 3 do ngân hàng tập trung tái cơ cấu danh mục cho vay. Chúng tôi cho rằng từ quý 4, ACB sẽ quay trở lại đà tăng trưởng như 2 quý đầu năm do (1) giải ngân KHCN hồi phục ở mảng cho vay kinh doanh và vay mua nhà; (2) ACB đa dạng hoá cho vay sang nhóm KHDN: giải ngân cho lĩnh vực BĐS KCN có triển vọng tiềm năng trong khi các ngành khác như xuất khẩu, dệt may, cơ khí, logistics cũng là những ngành nghề mà ACB đang có lợi thế về cho vay. NHNN vừa có thêm đợt nâng hạn mức tín dụng cho các ngân hàng trong tháng 11 vừa qua, với hạn mức tín dụng được cấp mới của ACB khoảng 20%. Song với chiến lược ưu tiên chất lượng tín dụng, chúng tôi dự phóng tăng trưởng tín dụng cả năm 2024 của ngân hàng là 18.5% (không thay đổi so với dự phóng cũ). Cho giai đoạn 2025-2027, chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng tín dụng mỗi năm khoảng 15-17% – cao hơn mức tăng trưởng của toàn ngành
Áp lực lên NIM vẫn hiện hữu, kỳ vọng dần hồi phục trong nửa sau 2025: Do lộ trình phục hồi lãi suất cho vay không như kỳ vọng, chúng tôi điều chỉnh dự phóng NIM 2024 về mức 3.9%, sau đó cải thiện lên mức 4% trong năm 2025. Áp lực NIM suy giảm là hiện hữu với toàn ngành, nhưng với ACB chúng tôi quan sát vẫn có những điểm tích cực cho triển trọng của NIM trong thời gian tới:
- Quản trị chi phí vốn (CoF): Trong bối cảnh lãi suất huy động có xu hướng tăng ở toàn ngành, lãi suất liên ngân hàng duy trì ở mức cao trong năm qua, ACB đã chủ động phân bổ và cân đối lại các nguồn huy động để kiểm soát chi phí vốn. Huy động vốn từ việc phát hành giấy tờ có giá tăng mạnh 72% YTD và gia tăng tỷ trọng đóng góp từ 8% lên hơn 13% trong cơ cấu huy động vốn. Đây chủ yếu là trái phiếu có kỳ hạn 2-5 năm với chi phí thấp hơn so với huy động trên TT1. Tính đến tháng 9/2024, ACB đã huy động khoảng hơn 30 nghìn tỷ đồng trái phiếu và là ngân hàng phát hành nhiều nhất trong 9T2024. Trong khi đó, LSHĐ trên thị trường 1 được ngân hàng duy trì tương đối ổn định, huy động từ khách hàng tăng 6% YTD. KBSV cho rằng áp lực gia tăng huy động trên TT1 của ACB là hiện hữu nhưng sẽ hạn chế hơn các ngân hàng khác.
- Lợi suất trên tài sản sinh lời (IEA): Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường đã khiến việc tăng lãi suất cho vay khó khăn hơn. Chúng tôi kỳ vọng:(i) sau giai đoạn giảm mạnh vừa qua, lãi suất cho vay của ACB sẽ duy trì ổn định và có thể tăng trở lại từ quý 2/2025; (ii) các chương trình hỗ trợ KH ít hơn năm 2024 với giả định triển vọng kinh tế tốt hơn. Ngoài ra, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn đã tăng lên mức 20% từ mức 17% của quý trước cho thấy ACB gia tăng tài trợ cho các khoản vay trung – dài hạn (điều này cũng phù hợp với chiến lược huy động trái phiếu DH đề cập phía trên). Những yếu tố trên sẽ hỗ trợ đà hồi phục của IEA trong nửa sau năm 2025.
Nợ xấu đã tạo đỉnh trong quý 3, chất lượng tài sản dự kiến được kiểm soát tốt trong thời gian tới ACB vẫn giữ vững chất lượng tài sản nhờ chiến lược thận trọng, danh mục cho vay đã dạng và không giải ngân cho lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tỷ lệ nợ xấu đi ngang so với quý trước (1.5% – thuộc nhóm ngân hàng có NPL thấp nhất ngành). Tỷ lệ hình thành nợ xấu mới hình thành tăng nhẹ trong quý 3 nhưng có xu hướng chậm lại và bắt đầu giảm kể từ tháng 9. Các khoản nợ tái cơ cấu theo TT02 đã giảm về 0.2% tổng dư nợ cho thấy chiến lược kiểm soát rủi ro thận trọng. Chúng tôi kỳ vọng nợ xấu của ACB đã tạo đỉnh và tỷ lệ nợ xấu dự kiến được kiểm soát ở mức 1.4% trong năm 2024 và giảm về 1.25% trong năm sau. Bên cạnh đó, thời gian qua hoạt động thu hồi nợ xấu bị chậm lại do thị trường BĐS (đặc biệt là thị trường miền Nam) hồi phục chậm; KBSV kỳ vọng thanh khoản thị trường sẽ tốt hơn trong thời gian tới giúp việc xử lý nợ xấu của các ngân hàng thuận lợi hơn.